Công ty thực phẩm PNT

Văn phòng: 16 Hòa Mỹ 3, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

Nhà xưởng: 192 Lê Trọng Tấn, phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

11 Tháng Mười Một, 2021

An toàn thực phẩm

Thông tin chi tiết

Về ISO 22000

1. ISO 22000:2018 là gì?

ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế chỉ cách một tổ chức có thể chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo thực phẩm an toàn.

ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP giúp làm giảm rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

ISO 22000 có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có liên quan tới thực phẩm, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực.  Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.

2. Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới. 

HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP VỀ ISO 22000:2018

DOANH NGHIỆP CHƯA CÓ ISO 22000   DOANH NGHIỆP ĐÃ CÓ ISO 22000

3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng ISO 22000:2018?

An toàn thực phẩm là mối quan tâm toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng/người tiêu dùng. Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về con người, thậm chí ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của con người trong tương lai.  Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của ISO giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời dễ dàng tích hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.

ISO 22000 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp sản phẩm vượt qua biên giới và mang đến cho mọi người những thực phẩm mà họ có thể tin tưởng, đặc biệt ISO 22000 rất cần thiết cho hoạt động vận chuyển, lưu kho.

4. Lợi ích của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

  • Đáp ứng các quy định của pháp luật và nhà nước.
  • Xác định và giải quyết các rủi ro về an toàn thực phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Tăng năng suất và hiệu quả.
  • Tăng lợi nhuận.
  • Đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng khách hàng có giá trị hơn.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.

5. Cách nhận Giấy chứng nhận ISO 22000

Doanh nghiệp trước khi quyết định làm giấy chứng nhận ISO 22000, cần tìm hiểu rõ các thông tin như sau:

  • Giấy chứng nhận ISO 22000 không bắt buộc, nhưng có thể tăng niềm tin của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Giấy chứng nhận đôi khi là điều kiện bắt buộc để làm việc với một số khách hàng nhất định. 
  • Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi và thành công nhờ áp dụng tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Tìm hiểu tổ chức đánh giá uy tín và chất lượng. Lưu ý: Không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận.
  • Nếu doanh nghiệp cần Giấy chứng nhận ISO 22000, cần tìm một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ ba - ISOCERT) đánh giá doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo các điều khoản của ISO 22000 và tổ chức đó sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000 (Chứng chỉ ISO 22000).
  • Chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm theo quy định chung trên toàn thế giới.

>>>Cộng đồng nhận xét gì về ISOCERT:  VTVVnexpressDantriCafefVietnamnetHà Nội mới...

6. Danh mục tài liệu bắt buộc theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018

  • Quy trình quản lý sự thay đổi.
  • Quy trình quản lý cho sự thay đổi hệ thống an toàn thực phẩm.
  • Quy trình quản lý các yếu tố phát triển ở bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình được cung cấp từ bên ngoài.
  • Hoạch định điều hàng và kiểm soát.
  • Quy trình theo dõi, phân tích, đo lường và đánh giá.
  • Quy trình kiểm soát dữ liệu và tài liệu.
  • Quy trình để kiểm soát hồ sơ.
  • Quy trình xem xét từ phía lãnh đạo.
  • Quy trình tuyển dụng cán bộ nhân viên.
  • Quy trình đào tạo cán bộ nhân viên.
  • Quy trình quản lý thiết bị.
  • Quy trình xem xét hợp đồng.
  • Quy trình đánh giá đối với nhà cung cấp.
  • Quy trình mua hàng.
  • Quy trình triển khai sản xuất.
  • Quy trình truy tìm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
  • Quy trình thu hồi sản phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các thiết bị đo lường.
  • Quy trình ứng phó với những tình huống khẩn cấp.
  • Quy trình xử lý các khiếu nại của khách hàng.
  • Quy trình đánh giá nội bộ.
  • Quy trình giao hàng.
  • Quy trình xuất nhập kho nguyên liệu và kho thành phẩm.
  • Quy trình kiểm soát các sản phẩm không phù hợp.
  • Quy trình hành động khắc phục và phòng ngừa.
  • Quy trình thẩm định và thẩm tra

Những bài viết khác

12

Th11

Đậu hủ
Từ lâu, đậu hủ hay đậu hũ vốn được biết là thực phẩm dân dã có nguồn gốc từ Trung Hoa...
Xem thêm

12

Th11

Link sản xuất đậu phụ
Link 1: https://www.youtube.com/watch?v=awCMSRj0LNQ Link 2: https://www.youtube.com/watch?v=zHX-rN2lugs Link 3: https://www.youtube.com/watch?v=91wwRXOeZDI Link 4: https://www.youtube.com/watch?v=VTkfco1AbS4  
Xem thêm

12

Th11

Kinh nghiệm kinh doanh đậu hủ
Bắt đầu kinh doanh đậu phụ thì bạn không thể bỏ qua những lưu ý này! Lượng khách hàng...
Xem thêm
Contact Me on Zalo